Lịch Âm Dương
Xem Lịch Am Dương Hôm Nay, Công cụ Tra Cứu Lịch Am Dương Trực Tuyến chính xác, xem âm lịch biết ngày giờ hoàng đạo. Ngày lễ âm lịch, dương lịch hôm nay giúp khởi sự mọi việc được như ý nhất.
Quy luật để tạo ra lịch âm dương khá phức tạp, phụ thuộc vào ngày giờ sóc cũng như ngày giờ của các trung khí. Sóc là thời điểm mặt trời, mặt trăng, trái đất nằm trên một đường thẳng, mặt trăng nằm ở giữa mặt trời với trái đất, và đó là ngày bắt đầu một tháng âm lịch. Trung khí được chia thành 12 phần bằng nhau trong một năm, trong đó có bốn mùa rõ rệt nhất là các thời điểm: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí. Bởi vì phụ thuộc vào cả mặt trăng và mặt trời nên lịch âm Việt Nam không đơn thuần là âm lịch hay dương lịch mà nó là sự kết hợp của cả hai yếu tố âm-dương-lịch.
Lịch là sự kết tinh của thiên văn học được sử dụng trong hầu hết các nền văn hóa của cả phương Đông lẫn phương Tây. Nó có vai trò, tác dụng quan trọng trong đời sống con người, thể hiện các quy luật vận động hài hòa của tự nhiên. Lịch âm là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp trăng tròn, được sử dụng từ thời cổ đại ở các nước Ai Cập và Trung Quốc. Còn lịch dương là chu kỳ trái đất chuyển động quanh Mặt Trời, được sử dụng chủ yếu ở các nước phương Tây như: Đức, Pháp, Mỹ, Anh.
Việc cùng tồn tại hai hệ thống lịch này đã được người Việt Nam chấp nhận từ lâu. Giống với người Trung Quốc, Âm lịch Việt Nam có từ năm 2637 trước công nguyên, mỗi năm có 12 tháng gồm 29 hoặc 30 ngày mỗi tháng.
Một tháng âm lịch được xác định bằng khoảng thời gian cần thiết để mặt trăng hoàn thành chu kỳ Trăng đầy đủ là 29 ngày rưỡi, đó có nghĩa là độ dài tháng sẽ là 29 và 30 ngày luân phiên (được gọi tương ứng là thiếu và đủ). 12 tháng âm lịch được chia thành 24 tiết khí phân biệt theo bốn mùa và sự thay đổi thời tiết, tất cả đều có mối quan hệ chặt chẽ với chu kỳ làm nông nghiệp hàng năm.
Vậy 24 tiết khí là gì? Sau khi quan sát chuyển động của mặt trời, người xưa đã tìm ra ngày dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm, lần lượt là Hạ chí và Đông chí . Sử dụng hai sự kiện hàng năm này, một năm theo lịch âm được chia thành 24 phần bằng nhau tương ứng với 24 tiết khí trong nông lịch. 24 tiết khí cho thấy sự hiểu biết của mọi người về bốn mùa, khí hậu và nông nghiệp. Bảng dưới đây là 24 tiết khí và ngày bắt đầu của nó theo dương lịch:
Tiết khí | Ý nghĩa | Ngày dương lịch |
Lập Xuân | Ngày bắt đầu mùa xuân | Từ ngày 04 tới 05 tháng 02 |
Vũ Thủy | Mưa ấm | Từ ngày 18 tới 19 tháng 02 |
Kinh Trập | Sâu nở | Từ ngày 05 tới 06 tháng 03 |
Xuân Phân | Giữa Xuân | Từ ngày 02 tới 21 tháng 03 |
Thanh Minh | Trời trong sáng | Từ ngày 04 tới 05 tháng 04 |
Cốc Vũ | Mưa rào | Từ ngày 20 tới 21 tháng 04 |
Tiết khí | Ý nghĩa | Ngày dương lịch |
Lập Hạ | Bắt đầu mùa hè | Từ ngày 05 tới 06 tháng 05 |
Tiểu Mãn | Lũ nhỏ, duối vàng | Từ ngày 21 tới 22 tháng 05 |
Mang Chủng | Chòm sao tua rua mọc | Từ ngày 05 tới 06 tháng 06 |
Hạ Chí | Giữa hè | Từ ngày 21 tới 22 tháng 07 |
Tiểu Thử | Nóng nhẹ | Từ ngày 07 tới 08 tháng 07 |
Đại Thử | Nóng oi | Từ ngày 22 tới 23 tháng 07 |
Tiết khí | Ý nghĩa | Ngày dương lịch |
Lập Thu | Bắt đầu mùa thu | Từ ngày 07 tới 08 tháng 08 |
Xử Thử | Mưa ngâu | Từ ngày 23 tới 24 tháng 08 |
Bạch Lộ | Nắng nhạt | Từ ngày 07 tới 08 tháng 09 |
Thu Phân | Giữa thu | Từ ngày 23 tới 24 tháng 09 |
Hàn Lộ | Mát mẻ | Từ ngày 08 tới 09 tháng 10 |
Sương Giáng | Sương mù xuất hiện | Từ ngày 23 tới 24 tháng 10 |
Tiết khí | Ý nghĩa | Ngày dương lịch |
Lập Đông | Bắt đầu mùa đông | Từ ngày 07 tới 08 tháng 11 |
Tiểu Tuyết | Tuyết xuất hiện | Từ ngày 22 tới 23 tháng 11 |
Đại Tuyết | Tuyết dầy | Từ ngày 07 tới 08 tháng 12 |
Đông Chí | Giữa đông | Từ ngày 21 tới 22 tháng 12 |
Tiểu Hàn | Rét nhẹ | Từ ngày 05 tới 06 tháng 01 |
Đại Hàn | Rét đậm | Từ ngày 20 tới 21 tháng 01 |
Phân tích các tiết khí trong bảng trên đây có thể nhận thấy chúng có liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ người ta ứng dụng để tính toán thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của cây. Tuy vậy nó cũng áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,.v.v.
Mùa trong năm
Người ta phân chia mùa trong năm dựa vào sự thay đổi chung nhất của chu kỳ thời tiết. Ở miền bắc Việt Nam và các vùng ôn đới và vùng cực một năm có bốn mùa: mùa Xuân, mùa Hạ (hay mùa hè), mùa Thu, mùa Đông. Ở Miền nam Việt Nam và các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới một năm chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lưu lượng mua có sự thay đổi đáng kể so với sự thay đổi của nhiệt độ.
Một số khu vực nhiệt đới khác thì chia làm 3 mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai cập cổ đại chia một năm làm 3 mùa: mùa ngập lụt, mùa cày cấy và mùa gieo hạt. Theo tiết khí trong lịch Phương Đông thì các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ “lập” trước tên mùa: ví dụ mùa Xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân. Tại các nước Phương tây và theo thiên văn học mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân và điểm đông chí.
Một số nước trên thế giới đang sử dụng loại lịch này bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Triều tiên. Lịch âm dương có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, các hoạt động sản xuất của một số ngành như hàng hải, ngư nghiệp, khai thác muối...đều không thể tách rời. Sử dụng lịch âm dương để xem ngày tốt xấu xuất hành, khai trương, động thổ, làm nhà, cưới hỏi...
Xem Lịch Am Dương Hôm Nay, Công cụ Tra Cứu Lịch Am Dương Trực Tuyến chính xác, xem âm lịch biết ngày giờ hoàng đạo. Ngày lễ âm lịch, dương lịch hôm nay giúp khởi sự mọi việc được như ý nhất.
Địa chỉ: Hà Nội
Website: https://xemboituvi.vn/lich-am-duong
And: https://xemboituvi.vn/lich-van-nien
Website chính: https://xemboituvi.vn/
Tags: #tuvihangngay #xemboituvivn #tracuulich #lichamduong
Email: xemboituvi.vn@gmail.com
Social:
https://www.play.fm/xemboituvilad
http://bbs.co.99.com/member.php?u=474593
https://www.ulule.com/xemboituvilad/#/projects/followed
https://jsfiddle.net/xemboituvilad/vky4ahpz/2/